Phân biệt hệ thống phân bổ lực phanh EBD và hệ thống ABS trên xe ô tô

Phân biệt hệ thống phân bổ lực phanh EBD và hệ thống ABS trên xe ô tô

Đa phần trong bộ phận an toàn trên xe ô tô hiện nay đa phần đều được trang bị 2 hệ thống ABS và EDB. Đây cũng là quy định bắt buộc của hầu hết các quốc gia phát triển trên thế giới đối với việc sản xuất xe ô tô mới. Vậy tại sao hai hệ thống này lại cần thiết trong bộ phận phanh xe và làm thế nào để phân biệt được hai hệ thống này. Hãy cùng muaxeotocu.info tìm hiểu rõ hơn về hệ thống phanh ABS và phân bổ lực phanh EBD qua bài viết dưới đây:

1.Hệ thống phân bổ lực phanh EBD và hệ thống phanh ABS trên xe ô tô có gì khác nhau?

Tiêu chí Hệ thống phanh ABSPhân bổ lực phanh EBD
Khái niệmABS ( viết tắt của Anti – lock Brake System) được trang bị thêm vào hệ thống phanh nhằm hạn chế việc bánh xe bó cứng khi phanh gấp. EBD( viết tắt là Electronic Brake – force Distribution) được lắp vào hệ thống phanh nhàm phân phối lực phanh của từng bánh xe phù hợp lý theo tải trọng tác dụng lên phanh.
Nguyên lý hoạt động Khi gặp phải tình huống cần phanh gấp bánh xe thường bị trượt, lúc nàu ECU của ABS điều khiển cơ cấu chấp hành giữ nguyên trạng thái một thời gian ( giữ phanh) rồi nhả bớt phanh đến khi bánh xe không còn bị trượt nữa thì ECU lại tiếp tục phanh( tăng phanh)Nguyên lý hoạt động của EBD khá giống với hệ thống ABS trên xe ô tô. Ngoài ra, để có thể nhận biết được tải trọng tác dụng lên bánh xe thay đổi thì bộ phân phối lực phanh EBD có thêm phần cảm biến G đặt ở vị trí gần trọng tâm xe.
Cấu tạo bao gồm các cảm biến tốc độ, kiểm soát sự trượt lết ở bánh xe, công tắc chân phanh, cơ cấu chấp hành, bộ điều khiển trung tâm Ngoài những bộ phận cứng dùng chung với ABS thì EBD còn có thêm một số cảm biến như cảm biến gia tốc ngang(Y), cảm biến góc lái(SA), cảm biến tải trọng, Van điều khiển thủy lực (HECU)
Tác dụng Hệ thống ABS trên xe ô tô có tác dụng giảm đi hiện tượng bị bó phanh, giúp cho việc phanh xe được an toàn hơn khi giảm tốc độ đột ngột. đường từ đó bạn có thể kiểm soát chiếc xe một cách tốt hơn giảm thiểu được những sự cố đáng tiếc trên đường. EBD hoạt động hỗ trợ cho ABS. Ngoài ra bằng việc phân phối lực phanh khác nhau lên bánh xe EBD giúp quãng đường phanh xe ngắn hơn.

>>> Bài viết liên quan:

2. Tại sao nên có hai hệ thống EBD và ABS trên xe ô tô.

Xe ô tô di chuyển trên đường đường thẳng khi phải phanh xe bất ngờ trọng tải của xe sẽ có xu hướng dồn về phía trước khiến tăng tải cho cầu trước tăng lên và cầu sau giảm đi. Nhiều trường hợp xe phanh quá gấp thì cũng có thể dẫn đến việc bánh xe bị trượt, mất khả năng bám dính của lốp xe với đường gây nguy hiểm cho người lái.

Trong trường hợp khác mà mua xe ô tô cũ cùng thường thấy đó là khi cho xe quay vòng hoặc chuyển làn, bánh xe phía ngoài vòng cua sẽ có xu hướng tăng tải và giảm tải cho những bánh trong vòng do có lực ly tâm. Mức độ tăng hay giảm này con phù thuộc vào tốc độ xe đang di chuyển và mức độ ngoặt của vòng cua.

Với hệ thống ABS trên xe ô tô là giải pháp giúp bánh xe không bị trượt khi giảm tốc độ gấp trong những điều kiện đường trơn trượt hay khô ráo,..Tuy nhiên, hệ thống này lại không phát huy được hết hiệu quả khi phanh do lực phanh trên các bánh xe là như nhau dẫn tới tình trạng có bánh bị bó cứng có bánh thì chưa đủ lực phanh nên vẫn lăn. Còn hệ thống phân phối lực EBD lại khắc phục được nhược điểm của ABS.

Phân biệt hệ thống phân bổ lực phanh EBD và hệ thống ABS trên xe ô tô

Hệ thống phân phối lực phanh EBD và hệ thống ABS trên xe ô tô được trang bị vào phanh xe sẽ mang lại độ an toàn cao cho người lái xe nhưng nó chỉ mang tính hỗ trợ, không phải là tuyệt đối. Chiếc xe ô tô được lắp đặt hai hệ thống này thì quãng đường phanh thường lớn hơn so với hệ thống phanh thông thường. Do vậy,  hy vọng bạn sẽ có những hiểu biết, sử dụng hai hệ thống này động thời khi lái xe nên giữ cho mình một khoảng cách an toàn với những xe phía trước.

Leave a Reply

Your email address will not be published.