Tìm hiểu cấu tạo ô tô cơ bản và tác dụng của các bộ phận cấu tạo đó

Tìm hiểu cấu tạo ô tô cơ bản và tác dụng của các bộ phận cấu tạo đó

Để sử dụng và chăm sóc cho chiếc ô tô đúng cách an toàn và kéo dài tuổi thọ của xe thì trước hết bạn nên hiểu cấu tạo của chiếc xe bạn đang đi gồm những gì? chúng hoạt động ra sao? Và để làm rõ hơn về vấn đề này thì dưới đây là một số những thông tin về cấu tạo ô tô cơ bản cũng như nguyên lý hoạt động mời các bạn tham khảo.

1. Cấu tạo ô tô cơ bản: phần ngoại thất.

Ngoại thất xe ô tô được cấu tạo từ 7 bộ phận nhỏ bên ngoài xe mỗi bộ phận lại có chức năng riêng góp phần bảo vệ những bộ phận bên trong xe cũng như duy trì độ thẩm mỹ cho chiếc xe cụ thể:

  • Nắp ca-pô: đây là phần khung kim loại ở trên đầu xe nó có tác dụng bảo vệ cho khoang động cơ tránh bị ảnh hưởng bởi những tác nhân môi trường bên ngoài như thời tiết, độ ẩm,..Nắp ca – pô có thể đóng hoặc mở để kiểm tra, bảo trì và sửa chữa các bộ phận bên trong xe.
  • Cản: Đây là một trong những cấu tạo ô tô cơ bản có cấu trúc gắn liền và tích hợp vào phía trước và phía sau của ô tô để hấp thụ lực tác động khi có va chạm xảy ra nhằm giảm thiểu những chấn thương cho người ngồi trong xe cũng như những hư hại ở các bộ phận.
  • Gương chiếu hậu: được gắn ở hai bên góc cửa hỗ trợ cho người lái xe ô tô quan sát được những khu vực phía sau, hai bên của xe, hạn chế những điểm mù mà tài xế khó có thể quan sát khi lái.
  • Bánh xe: Bánh xe ô tô là bộ phận giúp cho quá trình di chuyển xe thông qua các hoạt động của động cơ và hệ thống bánh lái đi kèm với bánh xe là hệ thống giảm xóc.
  • Lưới tản nhiệt: Theo như muaxeotocu.info được biết thì hầu hết các mẫu xe ô tô đều được trang bị lưới tản nhiệt ở phía trước xe để bảo vệ cho bộ tản nhiệt và động cơ xe,đồng thời giúp luồng không khí trao đổi từ ngoài vào trong
  • Đèn xe: Đây là thiết bị dùng để chiếu sáng bao gồm đèn pha, đèn hậu,..đặt ở hai góc nối liền nắp capô và phía sau đuôi ô tô.
  • Kính chắn gió: Là một dạng cửa sổ kính nằm ở phía trước của ô tô, nó có công dụng chắn gió, mưa bụi, tăng độ cứng vững cho kết cấu xe và bảo vệ an toàn cho bạn trong những tình huống va chạm.
Tìm hiểu cấu tạo ô tô cơ bản và tác dụng của các bộ phận cấu tạo đó

>>> Tham khảo thêm:

2. Cấu tạo ô tô cơ bản: Nội thất xe

Nội thất xe ô tô được cấu tạo các bộ phận nhỏ được đặt bên trong cabin cụ thể:

  • Vô lăng: Đây là một trong những cấu tạo ô tô cơ bản bên trong xe, một phần trong hệ thống lái được điều khiển bởi tài xế và phần còn lại sẽ phản ứng với những tác động từ người lái lên vô lăng thông qua sự phối hợp giữa bánh răng – thanh răng và trục vít- bánh vít, có thể có hỗ trợ từ bơm thủy lực.
  • Bảng đồng hồ: bao gồm các bộ phận như đồng hồ, màn hình, đèn báo, đây là hệ thống cung cấp những thông tin cần thiết cho bạn trong quá trình lái xe.
  • Đồng hồ hồ đo: gồm có đồng hồ đo tốc độ được dùng để đo lường, hiển thị tốc độ tức thời của chiếc xe, đây cũng là cấu tạo cơ bản nhất được gắn trên xe ô tô và đồng hồ do vòng tua dùng để đo độ tua của trục khuỷu động cơ, hiển thị số vòng/phút.
  • Bàn đạp: Bàn đạp ga là bộ phận khi có tác động lực sẽ làm cho xe chạy nhanh hơn.Bàn đạp phanh cũng được điều khiển bởi chân và được sử dụng trong trường hợp muốn giảm tốc độ hay dừng xe. Bàn đạp ly hợp , loại bàn đạp này chỉ có trên xe số sàn nó được điều khiển bằng chân trái của người lái và sử dụng khi muốn điều khiển ra khỏi vị trí cố định, chuyển số, dùng xe mà không làm động cơ bị tắt đột ngột.
  • Cần số: Cần số được vận hành cùng với bộ ly hợp, quá trình điều khiển này sẽ tác động lên sự ăn khớp giữa các bánh răng trong hộp số, thay đổi sức kéo và tốc độ chuyển động của chiếc xe.
  • Hệ thống ghế ngồi: gồm tất ghế cho người lái và ghế hành khách, tùy vào từng mẫu xe mà xe được làm từ chất liệu nỉ hay là da.
Tìm hiểu cấu tạo ô tô cơ bản và tác dụng của các bộ phận cấu tạo đó

3. Cấu tạo ô tô cơ bản : Động cơ xe

Cấu tạo ô tô cơ bản ngoài hai phần nội thất và ngoại thất thì vẫn còn bộ phận thứ 3 được xem là nơi sản sinh ra các lực tác động giúp chiếc xe ô tô có thể di chuyển đó chính là động cơ. Động cơ xe ô tô được cấu tạo bởi nhiều bộ phận nhỏ khác nhau như:

  • Hệ thống làm mát: gồm bộ tản nhiệt và bơm nước cùng các ống dẫn và cảm biến nhiệt độ.
  • Hệ thống nạp và hệ thống khởi động: Đa phần xe ô tô thông thường sẽ sử dụng hệ thống nạp khí tự nhiên còn với các ô tô hiện đại thì sẽ sử dụng hệ thống nạp khí Turbocharged hoặc Supercharged.
  • Hệ thống khởi động: hệ thống này bao gồm có động cơ điện và cuộn dây khởi động từ. Khi bạn bật khóa điện khởi động, động cơ điện làm quay trục khuỷu động cơ vài vòng tạo nên quá trình nén, nổ.
  • Hệ thống bôi trơn: hệ thống này có tác dụng giữ cho bề mặt của các chi tiết chuyển động của động cơ luôn được bôi trơn bề mặt để xe di chuyển dễ dàng hơn cũng như tránh những hư hại do bị rỉ sét
  • Hệ thống điện: hệ thống điện trên xe gồm có ắc quy, máy phát điện để cung cấp điện cho quá trình hoạt động của các bộ phận khác trên xe như đánh lửa, hệ thống giải trí, đèn xe ,..
  • Xi lanh: Đây được xem là bộ phận chính của động cơ, bên trong nó là các piston di chuyển lên xuống. Tùy thuộc vào từng mẫu xe mà nó sẽ được trang bị khối động cơ có dung tích xi lanh khác nhau như 4, 6, 8, 12 hoặc 16 xi lanh chúng được xếp thành hàng dọc, hình chữ V hay xếp đối đỉnh.
  • Bugi: Cũng giống như xe máy bugi trên xe ô tô cũng có nhiệm vụ tạo ra tia lửa điện để đốt hỗn hợp không khí và nhiên liệu trong xi lanh.
  • Xu – páp ( van): van xả và hút đóng mở đúng thời điểm để cung cấp nhiên liệu cũng như giúp khí thải được thoát ra bên ngoài.
  • Trục cam: Trên trục cam có các mấu cam, khi quay các mấu cam sẽ đẩy van xuống giúp van mở ra hoặc hút vào.
  • Trục khuỷu: Bộ phận này dùng để biến đổi chuyển động tịnh tiến của pitson thành chuyển động quay giống như trục ở bộ bánh vít – trục vít.
  • Hệ thống nạp nhiên liệu: đây là bộ phận cung cấp những nhiên liệu cần thiết như xăng dầu , không khí để đưa vào buồng khí đốt.
  • Hệ thống xả: Bao gồm ống xả và bộ giảm thanh, hệ thống xả còn có chức năng lọc bớt các chất độc hại của khí thải trước khi xả ra ngoài môi trường.
  • Hệ thống đánh lửa: đây là bộ phận sinh ra nguồn điện cao áp và đưa đến nến điện sinh ra tia lửa  đốt cháy nhiên liệu.
Tìm hiểu cấu tạo ô tô cơ bản và tác dụng của các bộ phận cấu tạo đó
2018 Mercedes-AMG G65 Final Edition

Trên đây là những thông tin cũng như tác dụng của các bộ phận cấu tạo ô tô cơ bản. Hy vọng với những kiến thức mà chuyên mục tin tức cung cấp cho bạn ở trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về các chi tiết, bộ phận cấu tạo nên chiếc xe từ đó giúp bạn chăm sóc xe tốt và lái xe an toàn hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published.